Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Làng Dụ Đại là một làng nghề phát triển

Làng Dụ Đại - Làng nghề bánh đa

"Làng bánh đa" ở Thái Bình
Hình ảnh cho làng nghề Dụ Đại

         Làng Dụ Đại - xã Đông Hải - huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình được nhiều người biết đến với cái tên  thân mật "Làng bánh đa" bởi chính sản phẩm bánh đa có tiếng của làng nghề. Từ khi đuợc công nhận là làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, cuộc sống của người dân nơi đây đã có sự đổi khác.
Thủa ban đầu với nghề làm bánh đa.
Nghề làm bánh đa xuất hiện ở làng Dụ Đại cũng đã hơn 10 năm. Khi đó, nghề nghiệp chính của làng là làm ruộng, thu nhập một năm chỉ quanh quẩn ở mấy sào ruộng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. "Cái khó bó cái khôn", sống mãi trong cảnh nghèo, một số người đã học làm bánh đa để bán cho các quán phở kiếm thêm thu nhập, vừa có sản phẩm thừa để chăn nuôi gia súc. Thấy có lợi, một số gia đình khác cũng sắm đồ nghề làm theo. Chỉ sau một năm đã có tới một nửa số hộ gia đình trong làng làm bánh đa.
Thời gian đó người dân trong làng làm bánh đa theo phương pháp thủ công. Tất cả mọi công việc từ ngâm gạo, xay bột rồi tráng bánh đều được làm bằng tay. Để có thể làm được tấm bánh đa phải trải qua rất nhiều công đoạn. Lúc đầu phải chọn gạo không có nhiều độ dẻo như Q5, ngâm gạo 1 đêm cho mềm gạo, đem gạo đã ngâm đó xay thành bột rồi lại tiếp tục ngâm, sau đó đem tráng bánh. Bánh được tráng ra phên làm bằng tre, nứa rồi đem phơi cho tới khi nào bánh khô nghe tiếng nổ là phải thu vào ngay. Sau đó người  ta lột bánh thành từng xấp bánh, mang đi thái đều, rồi tiếp tục phơi cho đến khi đủ độ thì thu vào, tuy nhiên chất lượng bánh lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Có những khi gặp thời tiết xấu, trời mưa, gạo ngâm lâu không xay được sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh, bột ngâm không tráng được sẽ phải đổ đi, bánh làm ra không có nắng phơi sẽ dễ gãy và có mùi hôi. Cũng có khi đang phơi bánh thì trời mưa, bánh ướt phải thức đêm để sấy khô. Những lúc như vậy vừa mệt người, vừa tốn tiền mua than sấy bánh, chất lượng bánh thì không ngon bị người mua ép giá. Nhiều người trong làng thời kỳ đó định bỏ nghề vì thu nhập chẳng được là bao, nhiều khi còn bị lỗ vốn. Vất vả như vậy cho nên vào thời kỳ đó, chưa ai trong làng dám nghĩ  sẽ làm giàu được từ nghề này. Ông Nguyễn Viết Đủ, Bí thư Chi bộ thôn Dụ Đại nhớ lại: "Ban đầu cũng có khá nhiều người trong làng làm bánh đa, sau do làm bánh đa phải qua nhiều công đoạn, lại chủ yếu làm bằng thủ công, thu nhập thấp, nên có một số gia đình không làm nữa. Khi đó, ai cũng bảo khó làm giàu từ bánh đa lắm".
Bánh đa -  "Thương hiệu của làng Dụ Đại"
Khó khăn chồng chất, những tưởng nghề làm bánh đa tại làng Dụ Đại sẽ không phát triển được, thế nhưng từ khi chiếc máy tráng bánh đầu tiên xuất hiện tại làng Dụ Đại thì mọi việc đã thay đổi. Nhờ có máy tráng, năng suất lao động của những gia đình làm bánh đa tăng lên hẳn. Trước kia khi còn làm thủ công, bình quân 1 gia đình 4 người cũng chỉ làm được khoảng 60-80 kg gạo. Nếu thời tiết thuận lợi thì mỗi ngày một gia đình cũng thu được trên 100 nghìn đồng. Nhưng với sự xuất hiện của chiếc máy tráng bánh, công việc trở lên hiệu quả hơn rất nhiều. Một gia đình 4 người có thể làm được từ 120 đến 150 kg gạo thành bánh, nhà nào làm nhiều có thể lên tới 200kg. Thu nhập cũng tăng lên từ 200 đến 300 nghìn đồng một ngày. Điều đáng nói là chiếc máy tráng bánh có thể được rất nhiều và nhanh, một buổi sáng có thể tráng bánh cho 4 đến 5 gia đình. Từ khi có máy công việc nhàn hơn hẳn, đa phần các gia đình chỉ làm đến chiều tối là hết việc.
Anh Nguyễn Bổng, nhà có máy tráng bánh cho biết: "Giá một máy tráng là từ 13 đến 15 triệu đồng, một ngày có thể tráng cho 4-5 nhà, xếp lịch đưa bột đến, chỉ tráng trong hơn tiếng đồng hồ là xong". Khi hỏi về thu nhập hàng ngày, anh tâm sự: "Nếu nhà nào có máy, ngoài làm được việc của nhà, thêm được tiền tráng bánh thuê, có khi thu nhập khoảng 500 nghìn một ngày". Từ khi có máy tráng có rất nhiều gia đình đã quay trở lại với nghề làm bánh đa. Số lượng bánh nhiều hơn, chất lượng bánh ngon hơn, nhiều người từ nơi khác cũng đến mua mang đi tiêu thụ. Sản phẩm bánh đa của làng đã được các vùng lân cận, thậm chí là từ tỉnh khác đến mua".
Ông Lê Hữu Nhợi - Trưởng thôn Dụ Đại cho biết : "Hiện cả làng có khoảng trên 50% số hộ gia đình làm bánh đa, mấy năm gần đây kinh tế gia đình trong làng đã khá hơn nhiều. Có những hộ cũng từ bánh đa mà mua được tivi, tủ lạnh, xe máy và các đồ tiện nghi khác trong nhà. Năm 2003 làng chúng tôi đã được UBND tỉnh Thái Bình trao Bằng chứng nhận làng nghề rồi."
Hiện nay, nghề bánh đa đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Làng Dụ Đại hôm nay đã được nhiều nơi biết đến từ chính sản phẩm bánh đa, một "thương hiệu" của làng, đồng thời cũng là hương vị của quê hương Thái Bình.
Chú thích ảnh: Những tấm bánh được phơi.
Tin và ảnh: Bảo Chi (http://thaibinh.gov.vn)

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Lang Du Dai xa Dong Hai huyen Quynh Phu tinh Thai Binh

Làng Dụ Đại nhân dân quen gọi với cái tên dân gian là "Làng Đợi" - Visit site http://langdudai.blogspot.com

Đền Mẫu Đợi – Báu vật Văn hoá giàu truyền thống làng Dụ Đại !
Thưa quý vị và các bạn,
Tại làng Dụ Đại xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có ngôi đền giàu truyền thống lịch sử gọi là đền Mẫu Đợi. Hàng năm, có rất đông du khách thập phương đến dâng hương vào mùa lễ hội tháng 4 Âm lịch và dịp đầu năm mới. Đặc biệt tại ngôi đền cổ còn truyền lại một cuốn sách ghi chép những bài thuốc quý cứu người theo Đông y truyền thống.

Hình ảnh cho Đền Đợi làng Dụ Đại [http://dendoi.blogspot.com]
Đền Mẫu Đợi, nhân dân còn hay gọi là Đền Đợi. Đền Đợi nằm ở phía Đông của tỉnh Thái Bình cách trung tâm tỉnh lỵ Thái Bình khoảng 17 km. Từ trung tâm Thành phố Thái Bình theo Quốc lộ 10 hướng đi Hải Phòng đến Ngã 3 Đợi rẽ trái theo đường 217, đi thêm khoảng 1200 m rẽ vào làng Dụ Đại (tức làng Dụ Đợi cổ xưa) đi thêm 500 m nữa là đến Đền Đợi. Di tích nằm ở một khu đất riêng biệt trên cánh đồng ngay vị trí đầu làng, giao thông thuận lợi. Tương truyền rằng thời vua Hùng thứ 18 hiệu là Duệ Vương, theo "Ngọc phả" và cuốn "Thần tích" còn lưu tại Đền Đợi do các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dịch rằng: Ngày xưa tại động Lăng Xương – huyện Thanh Xuyên – phủ Gia Hưng – đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ) có 2 anh em nhà họ Nguyễn sinh được 3 người con đều khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiển và Nguyễn Quý. Khi 3 anh em được 6 tháng tuổi thì mồ côi cha mẹ, 3 anh em gặp được bà Ma Thị Thái Vỹ – Cao Sơn Thần Nữ (tức Bà chúa Thượng Ngàn) nhận làm con nuôi. Cả 3 anh em đều trở thành người đức độ tài cao, thần thông biến hóa và trở thành vị thần thánh của núi Tản. Ông Vũ Duy Sáng, thành viên Ban Quản lý Khu di tích Đền Mẫu Đợi cho biết, đền có truyền thống rất lâu đời và có điểm khác biệt so với nhiều đền khác :
Tương truyền lại là đền Mẫu Đợi đã có cách đây hơn 2000 năm từ thời vua Hùng Vương thứ 18 hiệu là Duệ Vương có công chúa Mỵ Nương. Theo như "Ngọc Phả" và cuốn "Thần tích" thì bản đền còn giữ được 12 đạo sắc qua các triều đại phong cho Đức thánh của bản đền ở đây, đạo sắc cuối cùng là do vua Khải Định phong. Đức Thánh ở đây có một vị thuốc cứu người, các đền khác không có. Vị thuốc rất là đặc biệt bởi vì là thuốc Đông Y, ngày nào cũng có người đến đây xin thuốc, thậm chí có những ngày đến hai ba chục người đến xin thuốc. Theo nghiên cứu lịch sử thì Sở và Bộ Văn hoá, Thể thao và  Du lịch chỉ đạo  thì  tháng 4 Âm lịch hàng năm các cụ sẽ mở hội.
Đền Mẫu Đợi có kiến trúc truyền thống với 3 dãy nhà chính thờ Đức Thánh Tản và thân mẫu của ông là Bà Chúa Thượng Ngàn. Tương truyền vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, có Thục Chế là cháu họ vua Hùng làm tướng ở bộ lạc Tây Vu (nước Lào ngày nay), đã cho con trai của mình là Thục Phán sang cướp nước Văn Lang. Nghe tin này vua Hùng cho gọi 3 anh em thánh Tản vào triều để dâng kế đánh giặc. Nguyễn Quý được vua Hùng phong chức "Tả Đô đốc Nguyên Súy tướng quân" tiến đánh thủy đạo qua Hải Khẩu thần phù (tức cửa biển ngày nay). Khi Nguyễn Quý dẫn quân qua trang Dụ Đợi, ông dừng lại đóng quân tại đó, ông thấy nơi này là đất trụ huyệt, có long chầu hổ phục. Ông truyền cho quân lính và nhân dân Dụ Đợi lập đền thờ người mẹ đã có công nuôi dưỡng mình từ tấm bé và tiếp tục xuất quân đánh giặc. Trước khi xuất quân đánh giặc ông thắp hương trước vòng linh người mẹ và nói rằng : “Thân mẫu hãy đợi con thắng trận trở về”. Đền Mẫu Đợi có tên từ đó. Hàng năm, cứ vào mùa lễ hội hoặc đầu năm mới, nhân dân trong vùng và du khách thập phương thường về Đền Mẫu Đợi thắp hương cầu an lành hạnh phúc. Anh Nguyễn Đình Lượng, du khách đến từ Hải Dương bày tỏ:
Cũng như mọi năm thì năm nay tôi cũng sang cùng với bạn bè anh em sang bên này rút quẻ thẻ đầu năm. Đi chùa đầu năm, đi đền đầu năm rất là thoải mái. Và Đền Đợi tôi thấy rất nhiều người đi, quẻ thẻ thì rất là linh nghiệm. Có tin thì tôi vẫn quay lại. Ai cũng vậy thôi, phải  có lòng  tin thì mới quay lại.
  Chị Đỗ Thanh Thuỷ, Viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, Đền Mẫu Đợi có rất nhiều giá trị văn hoá lịch sử cần bảo tồn trong đời sống tín ngưỡng truyền thống của nhân dân:
 Đền Đợi là một ngôi đền rất linh thiêng ở trong vùng. Khi người ta tin, có niềm tin thì điều tốt lành sẽ đến. Tôi được biết đến Đền Đợi thì cũng đến đây cầu phúc, cầu lộc. Tôi cũng cảm thấy những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình, người thân và bản thân mình, và cũng là  tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công gây dựng nên mảnh đất này.
Đền Mẫu Đợi ngày nay được biết đến là một trong những di tích lịch sử đã được xếp hạng. Đặc biệt vào mùa lễ hội, du khách thập phương về trẩy hội rất đông mà theo họ, bài thuốc Đông Y của đền còn rất tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh tật. Đền Mẫu Đợi không chỉ là một di tích lịch sử văn hoá giàu truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân trong vùng./.


Thông tin chi tiết :

Tên ca Di tích : Đn Mu Đi (Nhân dân còn hay gi là Đn Đi)
Th phng : Đn th Mu chúa Đ nh Thượng Ngàn cùng Đc thánh Quý Minh đi vương.
Lch s : Di tích t thi Hùng Vương th 18 hiu là Du Vương có công chúa M Nương.
Chng nhn : Di tích Lch s Văn hóa cp Tnh năm 2011
L hi truyn thng : T ngày mùng 01 đến ngày 16 tháng 04 Âm lch hàng năm.
Đa ch : Quc l 10 – Ngã 3 Đi – thôn D Đi – xã Đông Hi – huyn Quỳnh Ph - tnh Thái Bình
Đin thoi v Di tích : 01693.613.742
Đin thoi Trc tuyến : 0936.058.005 – 0915.203.229 – 0982.256.339
Trưởng ban Qun lý Di tích : Ông Lê Hu Nhi
Phó ban Qun lý Di tích : Ông Nguyn Văn Thu
Th nhang : Ông Vũ Duy Dũng